TRANG CHỦ GIỚI THIỆU TIN TỨC HÌNH ẢNH DỊCH VỤ VIDEO LIÊN HỆ
 Danh mục sản phẩm 
 Hỗ trợ trực tuyến 
Hotline
0982373573
 TIN TỨC 
chạm bạc Đồng Xâm phát tiển của một làng nghề cổ xưa truyền thống
Tưng bừng Lễ hội làng nghề chạm bạc Đồng Xâm năm 2014
lịch sử nghề chạm bạc đồng xâm
Chạm bạc đồng xâm,chạm bạc đồng xâm thái bình,làng nghề chạm bạc đồng xâm
Lịch sử phát triển nghề chạm bạc Đồng Xâm qua các thời kỳ
Đám cưới bạc,đám cưới vàng,quà tặng đám cưới bạc,quà tặng đám cưới vàng,đĩa bạc đám cưới bạc,đĩa mạ vàng đám cưới vàng
Mâm bạc,mâm vàng,mâm vàng mạ bạc,mâm đồng,các sản phẩm mâm chạm,mâm chạm tứ linh,mâm chạm cửu long,mâm chạm rồng chầu
Mâm bạc,mâm vàng,mâm vàng mạ bạc,mâm đồng,các sản phẩm mâm chạm,mâm chạm tứ linh,mâm chạm cửu long,mâm chạm rồng chầu
Bạc có tác dụng diệt khuẩn tốt!
Nhận định giá vàng 22-04-2013 đến ngày 29-04-2013
 
Tin tức »
Lịch sử phát triển nghề chạm bạc Đồng Xâm qua các thời kỳ
29.12.2013 23:39

Xem hình

 Làng nằm bên hữu ngạn dòng Đồng Giang, thuộc xã Hồng Thái, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Làng có nghề chạm bạc cổ truyền nổi tiếng.

Làng đã hình thành từ cuối đời Trần – Hồ (thế kỷ XIV). Buổi đầu, làng có nghề hàn đồng, gò thùng chậu, đánh dao kéo, chữa khóa, làm quai và vòi ấm tích, điếu bát … về sau mới làm đồ kim hoàn, chuyên sâu chạm bạc. Tổ nghề là Nguyễn Kim Lân, vốn làm nghề vàng bạc ở châu Bảo Long (Cao Bằng), năm 1689 về làng lập ra phường thợ bạc Phúc Lộc có 149 người, bao gồm 1 trùm phường, 7 tri phường và 141 thợ các làng. Vào thế kỷ XVII, thợ bạc Đồng Xâm lên Thăng Long cùng thợ kim hoàn Châu Khê, Định Công lập ra phố Hàng Bạc. Thợ Đồng Xâm nổi tiếng về tài chạm trổ đậm nhạt nông sâu trên đồ trang sức, đồ thờ cúng và đồ mỹ nghệ.

 

Hiện nay, xã Hồng Thái vẫn còn 900 hộ làm nghề thợ bạc, trên tổng số hộ là 1.500.

 

Hoạt động nghề nghiệp ở Đồng Xâm

 1. Phường nghề chạm bạc

Phương thức tổ chức sản xuất ở đây cũng tương tự như bất kỳ làng nghề truyền thống nào. Phường Phúc Lộc ra đời sớm nhất; sau do nghề được mở rộng, làm ăn phát đạt, số thợ ngày càng đông nên đã nảy sinh thêm nhiều phường thợ khác. Mỗi phường do một thợ cả đứng đầu, đó phải nghệ nhân – là thợ có bậc nghề cao nhất. Dưới thợ cả, còn 6 bậc thợ nữa, từ học việc đến thợ phó.

 

Ngoài các phường nghề làm ăn phát đạt ở quê, không ít thợ Đồng Xâm đã đến lập nghiệp ở các đô thị lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Huế, Sài Gòn … ). Tuy nhiên, chỉ một số ít người có đủ vốn liếng mở cửa hiệu và thành tiểu chủ. Còn phần đông thì sống chủ yếu bằng cách làm thuê cho các chủ hiệu hay các “lò” vàng bạc, các công ty vàng – bạc – đá quý (của Nhà nước lẫn của tư nhân). Trước đây, ngay ở đô thị, thợ chạm bạc Đồng Xâm vẫn hoạt động và sống không khác ở quê là mấy : lập ra phường nghề, duy trì tế lễ và vào đám hằng năm. Những người đi xa vẫn vài ba lần trở về quê gốc để dự lễ tết và giỗ Tổ nghề. Một số khác chỉ ra thành thị làm ăn theo mùa vụ, có kỳ hạn hoặc đi theo phường hội một thời gian.

 

2. Thờ Tổ nghề

 

Nhà thờ Tổ ở làng không lớn, nhưng rất trang trọng, hương khói tưởng niệm quanh năm. Ngày giỗ Tổ vào mồng 5 tháng Giêng hằng năm. Đến ngày này, những người thợ bạc Đồng Xâm ở khắp nơi trên cả nước đều mong muốn trở về quê, tề tựu dưới chân bàn thờ Tổ.

 

Người thợ Đồng Xâm, từ xưa đến nay có truyền thống tôn trọng và tuân theo những quy lệ, nhằm bảo trọng nghề và thợ nghề. Đặc biệt là quy ước về quan hệ giữa thợ cùng làng. Lệ rằng Thợ Đồng Xâm hành nghề trong thiên hạ. Một ngày nào đó, nếu thấy xuất hiện một người – dù không quen biết – trên tay cầm một chíếc lông gà hoặc hòn than, ấy là dấu hiệu kêu cứu của thợ bạn đang gặp hoạn nạn. Nếu họ cần tiền, giúp tiền; cần sức, giúp sức; nếu họ chưa có việc làm, tạo công ăn việc làm tùy khả năng mình có. Những thợ bạc Đồng Xâm đi kiếm sống, lưu lạc xa quê, phải biết nương tựa vào nhau, và phải làm theo lời Tổ phụ truyền lại, rằng “Bần phú tương san, hoạn nạn tương cứu”

 

Giữ lệ giúp nhau, song cũng nghiêm khắc giữ luật nghề. Nếu năm về giỗ Tổ, người phạm luật nghề sẽ bị nọc ra sân nhà thờ Tổ đánh 30 roi. Nếu vắng mặt, cũng bị phường, hội nghề phán xét, luận tội, có khi phải chịu tiếng đời là phản Tổ, chịu nguyền rủa “chết một đời cha, chết ba đời con”…

 

3. Truyền nghề, dạy nghề

 

Nhu hầu hết các làng nghề thủ công, thợ bạc Đồng Xâm dạy nghề theo phương pháp cầm tay chỉ việc, vừa học vừa làm, không dùng sách vở và lý thuyết dài dòng.

 

Các gia đình thợ bạc ở đây thường có ba, bốn thế hệ luôn làm việc bên nhau. Trẻ em 7, 8 tuổi đã tập làm phó nhỏ; các cụ 70, 80 tuổi mà vẫn khỏe, tráng kiện, vẫn không rời đe, búa chạm khắc sản phẩm.

 

Quy ước không được truyền nghề ra ngoài, không truyền cho con gái vì con gái xuất giá đi nơi khác, làng khác, họ khác. Chỉ truyền nghề cho con dâu, con trai, cháu trai (nội). Trường hợp ngoại lệ, có người ngoài đến học việc, phải được ông trùm phường đồng ý.

 

Muốn thành thợ, phải qua ba, bốn năm học việc, và khi thành nghề còn phải làm việc để trả công thầy dạy trong thời gian từ một đến ba năm nữa. Tuy vậy, bí mật nghề còn giữ trong từng gia đình ngay trong một phường, theo lối gia truyền. Thậm chí, người thợ cả không bao giờ chỉ bảo cận kẽ bí quyết kỹ thuật cho thợ bậc dưới. Những bí mật về nghề được thợ bạc Đồng Xâm, cũng như thợ vàng Châu Khê, Định Công giữ gìn suốt mấy trăm năm. Phải chờ đến khi xuất hiện các lớp dạy nghề tập trung ở Đồng Xâm vào những năm 1960 – 1961, kỹ thuật chạm bạc mới được phổ biến rộng rãi. Song, các kỹ xảo của thợ bậc cao thì đến nay vẫn được gìn giữ, tích lũy và nâng cao thêm. Điều này giải thích vì sao tay nghề chạm bạc của thợ Đồng Xâm hiện vẫn còn giữ mức tinh xảo nhất so với các thợ nơi khác.

 

4. Sản phẩm

 

Có thể chia sản phẩm của Đồng Xâm làm ba loại :

 

a) Đồ thờ cúng : đỉnh, vạc, lư hương, đĩa quả, chân đèn, ngai, mũ thờ, tượng tứ linh …

 

b) Đồ trang sức : dây chuyền, xà tích, hoa tai, nhẫn, vòng, trâm, lắc, khánh, thánh giá … Ngày nay, đồ trang sức bằng bạc ít được sử dụng, trừ đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi.

 

c) Hàng mỹ nghệ : có giá trị sử dụng như các đồ gia dụng khác, đồng thời cũng để trang trí, bày chơi trong các nhà khá giả, quyền quý, trong cung thất. Đó là : lọ hoa, ly rượu, bình trà, nậm, ấm, chén, bát đĩa, đũa, gạt tàn, khay, trát, hộp thuốc đến các loại tượng, tranh khắc, phù điêu …

 

5. Thăng trầm nghề chạm bạc

 

Theo dòng thời gian, nghề chạm bạc Đồng Xâm cũng hưởng chịu những vinh quang và cay đắng trong lịch sử thăng trầm của nghề thủ công truyền thống Việt Nam.

 

Lúc thịnh, thợ Đồng Xâm được vua vời vào tận Huế, được hưởng lương, bổng lộc. Lúc suy, ấy là khi đất nước gặp thiên tai, địch họa … hàng bạc vàng ế ẩm, nhiều thợ phải bỏ nghề, tha phương cầu thực.

 

Nghề chạm bạc ở Đồng Xâm phát đạt nhất là vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Bấy giờ, hàng được xuất đi nước ngoài, đến Anh, Pháp, Bỉ, Trung Quốc, Triều Tiên, Lào, Thái Lan … Làng thợ được ký hợp đồng sàn xuất hàng loạt sản phẩm với một số nhà tư sản Pháp. Mẫu mã hàng hóa ngoài kiểu cổ truyền, còn được mở rộng theo mẫu mã mới của nước ngoài, theo đơn đặt hàng của khách. Vào lúc cao điểm, 95% đàn ông và 25% phụ nữ ở làng làm nghề, chủ yếu là hàng xuất khẩu. Thợ Đồng Xâm còn được mời sang Paris dự hội chợ triễn lãm và dạy nghề cho người khác.

 

Thời gian sau đó, nghề chạm bạc đình đốn. Phải đến thời kỳ đổi mới nền kinh tế, người thợ chạm bạc mới được thực sự “vẫy vùng”, được tự làm, tự bán sản phẩm, được tự xuất khẩu …

 

Thợ Đồng Xâm hiện nay phần lớn hành nghề ở làng, nhiều gia đình trở nên giàu có. Một số thợ đã tỏa đi khắp nơi, vừa sản xuất, vừa dạy nghề. Ở đâu cũng vậy, thợ bạc Đồng Xâm luôn lấy chữ tín, chữ tài làm trọng. Sản phẩm của họ vẫn được niềm tin của khách hàng ở khắp nơi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 



chạm bạc,chạm bạc đồng xâm,chạm bạc,chạm đồng,tranh chạm bạc,tranh bạc,đồ bạc,ấm chén bạc,đồ thủ công chạm bạc,chạm bạc thái bình,làng nghề chạm bạc đồng xâm,chạm bạc,chạm đồng,chạm trên chất liệu bạc,chạm trên chất liệu đồng,chạm bạc thủ công,chạm bạc mỹ nghệ,chạm bạc theo yêu cầu,chạm bạc,bát bạc,đũa bạc,lọ hoa bạc,ví bạc,cây nến bạc,bình hoa bạc,lọ hoa bạc,thìa bạc,thia bạc cho trẻ nhỏ,thìa bạc,đĩa bạc,đĩa bạc chùa một cột,đĩa bạc khuê văn các.đĩa bạc chạm,đĩa bạc mừng đám cưới bạc,đĩa bạc chạm,chạm bạc trên đĩa bạc,mâm bạc,hộp bạc,bộ ly bạc,ấm chén bạc,sản phẩm chạm bạc,chạm bạc theo yêu cầu khách hàng,chạm bạc theo mẫu của khách hàng,chạm bạc tẩu bạc,chạm bạc chén bạc,chạm bạc ly bạc,chạm bạc ví bạc,chạm bạc hộp bạc,chạm bạc hộp cad vi sit,chạm bạc đồ ăn bằng bạc,chạm bạc bộ dao ăn,chạm bạc bộ dĩa,thìa,đũa bạc,chạm bạc đồng xâm,chạm bạc mỹ nghệ,chạm bạc

chạm bạc đồng xâm (Theo www.chambacdongxam.vn)



Gửi qua YM

 Bản để in  Lưu dạng file  Gửi tin qua email


Gửi tin
Lên đầu trang
 
TRUNG ƯƠNG HỘI MỸ NGHỆ KIM HOÀN ĐÁ QUÝ VIỆT NAM
THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CHẠM BẠC ĐỒNG XÂM
Địa chỉ: 100 Hàng Bạc - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Điện thoại: 0913800963
Email: mail@chambacdongxam.com
Website: www.chambacdongxam.com
Thiết kế website bởi Nghị Lực Sống